Xe đạp điện phong lý

Tin tức

Cẩm nang

Nghiên cứu đặc điểm phát triển tư duy của trẻ 5 tuổi

Ở mỗi một giai đoạn trẻ em sẽ có những sự thay đổi rất lớn về mặt tư duy cũng như nhận thức. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập cũng như tích lũy kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm phát triển tư duy của trẻ 5 tuổi sẽ giúp cha mẹ có được phương pháp dạy trẻ thích hợp hơn trong tương lai. 

Làm thế nào để phát triển tư duy cho trẻ 5 tuổi được xem là thắc mắc phổ biến của nhiều bậc phụ huynh. Để trả lời cho câu hỏi này trước hết ba mẹ cần phải hiểu được đặc điểm phát triển tư duy của trẻ 5 tuổi như thế nào? 

Đặc điểm tư duy của trẻ 5 tuổi 

Tư duy của trẻ mầm non nói chung chính là quá trình tìm hiểu nhận thức những đặc điểm mới. Những sự liên hệ giữa các sự vậy, hiện tượng ở thế giới khách quan mà trước đó trẻ chưa biết. Ở trẻ mầm non, hoạt động tư duy sẽ bao gồm lý thuyết và các thao tác thực tiễn nhằm định hướng nhận thức của trẻ. 

Nếu ở giai đoạn 1-3 tuổi, trẻ chỉ tập trung phát triển tư duy trực quan – hành động. Thì ở giai đoạn 5 tuổi tư duy của trẻ đã có một bước tiến nhất định như: 

Phát triển khả năng nhận thức 

Trẻ đã bắt đầu nhận biết được màu sắc, số đếm, hình dạng đồ vật…

Trẻ đã có thể định nghĩa được đồ vật bằng công dụng của nó. Ví dụ như chiếc thìa dùng để ăn cơm, cái cốc dùng để uống nước. 

Trẻ đã nhận biết được hết các mặt chữ cái. Nhiều trẻ đã có thể ghép vần và đánh vần một số từ đơn giản. 

Trẻ đã hình thành được tư duy so sánh như lớn hơn, nhỏ hơn, to hơn, bé hơn. Trẻ đã có thể xếp được sự vật từ nhỏ đến to, từ ngắn nhất đến dài nhất…

Phát triển tư duy mang tính cụ thể 

Ở giai đoạn này, bé đã phát triển tư duy mang tính cụ thể. Bạn chỉ có thể tìm hiểu các hình tượng sinh động, rõ rệt mới gây nên sự chú ý mới thu hút được trẻ ở độ tuổi này. Do đó, ở giai đoạn này bố mẹ muốn dạy học cho con phải phối hợp giữa giảng giải với việc sử dụng các giáo cụ trực quan. 

Phát triển tư duy phân loại 

Khi trẻ 5 tuổi đã có khả năng phân loại và sắp xếp được các đồ vật. Để kiểm tra khả năng phân loại của trẻ, các bạn có thể sắp xếp lẫn lộn một số đồ chơi như táo, chuối, lê, con mèo, con chó…Sau đó bạn đề nghị trẻ sắp xếp và các sự vật cùng loại với nhau. Trẻ 5 tuổi sẽ nhanh chóng sắp xếp được chúng thành 2 nhóm ngay. 

Phát triển khả năng ghi nhớ trực quan 

Trẻ 5 tuổi đã biết sử dụng cơ chế liên tưởng trong quá trình ghi nhớ các sự vậy, sự việc và hiện tượng. Ở giai đoạn này trí nhớ có ý nghĩa đã được thể hiện rõ nét khi trẻ đã có thể gọi tên đồ vật, hoa quả, thức ăn, vật dụng trong gia đình…Bên cạnh trí nhớ về đồ vật thì âm thanh và ngôn ngữ cũng được hình thành giúp trẻ có thể hiểu và giao tiếp được với những người xung quanh. 

Sự phát triển của xúc cảm, tình cảm và ý chí 

Đối với đời sống tình cảm của trẻ 5 tuổi ngày càng phát triển rõ rệt hơn. Tình cảm đạo đức đã ngày càng được nâng cao do trẻ đã lĩnh hội được các chuẩn mực trong hành vi, quy tắc ứng xử. Trẻ có thể cảm thấy bối rối và có lỗi sau khi làm sai việc gì. 

Ở giai đoạn này trẻ đã phát triển được tình cảm thẩm mỹ tức là biết rung động trước cái đẹp như nếu thấy bức tranh vẽ bông hoa đẹp bé đã biết khen và cảm thấy thích thú. Nhìn chung cảm xúc của trẻ giai đoạn này khá phong phú. 

Việc phát triển và bộc lộ ý chí của trẻ 5 tuổi ở giai đoạn này thể hiện ở việc trẻ có thể thực hiện được các nhiệm vụ mà người lớn giao cho hay không. Để giáo dục ý chí cho trẻ giai đoạn này cần phải giáo dục động cơ của hành động cần thực hành. 

 Sự phát triển động cơ và sự hình thành nên hệ thống động cơ 

Từ lứa tuổi từ 4-5 tuổi các động cơ “vì xã hội” của trẻ đã bắt đầu hình thành. Bé đã biết thực hiện những hành động mang lại lợi ích cho người khác và đã bắt đầu thực hiện theo sáng kiến của riêng mình. 

Động cơ và hành vi của trẻ đã trở nên muôn màu, muôn vẻ. Bé hành động để tự khẳng định mình, muốn tăng khả năng nhận thức, muốn khám phá thế giới xung quanh, hay động cơ thi đua, động cơ xã hội…Các bạn cần phải quan tâm đến nội dung động cơ của trẻ để phát huy những động cơ tích cực và ngăn chặn động cơ tiêu cực. 

Bố mẹ nên làm gì để phát triển tư duy cho trẻ 5 tuổi ?

5 Năm đầu đời được xem là thời điểm vàng để cha mẹ phát triển tư duy và não bộ cho trẻ em. Chính vì thế, để giúp bé hoàn thiện khả năng tư duy ngay từ bây giờ các bạn nên thực hiện việc sau đây: 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Các bạn nên bổ sung cho bé những dưỡng chất tốt cho não bộ như: Omega 3,6,9, acid folic, vitamin B1,B2,B6,B12, kẽm, sắt và iot…Những thực phẩm tốt cho bé mà cha mẹ nên bổ sung hàng ngày như: thịt bò, trứng gà, sữa tươi, cá hồi, trái cây, rau xanh… Ngoài việc, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng ở trên thì cha mẹ cũng đừng quên bổ sung thêm các chất như DHA, ARA  giúp trẻ hoàn thiện não bộ hơn.

Khuyến khích trẻ nhận biết và tìm hiểu thế giới xung quanh 

Trên thực tế thì trẻ nhỏ vốn đã có tính tò mò và luôn có mong muốn khám phá thế giới xung quanh. Chính vì thế mà bố mẹ có thể khuyến khích trẻ nhận biết và tìm hiểu thế giới xung quanh bằng cách cho bé đi sở thú, đi viện bảo tàng, đi đến vườn bách thảo, du lịch…Ở những nơi này, bố mẹ sẽ cho bé có thể khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh mình thu nhận những thông tin hữu ích hơn. 

Phát triển khả năng phân tích và tổng hợp 

Phân tích chính là bước đầu cho sự phát triển tư duy logic của trẻ 5 tuổi. Bằng sự quan sát của mình mà trẻ bắt đầu đã nhận được ra những đặc điểm của các đồ vật, con vật và các loại thực vật có điểm nào giống nhau hay khác nhau. Sau đó, trẻ có thể xếp chúng vào cùng một nhóm với những đặc tính chung. Trẻ sẽ bắt đầu có được khả năng sắp xếp các hoạt động trước – sau từ đó đi đến khả năng có thể hình dung được điều gì sẽ xảy ra sau đó. 

Xây dựng chương trình học phù hợp 

Đối với trẻ ở mẫu giáo lớn thì hoạt động học tập chủ yếu vẫn là “học mà chơi, chơi mà học”. Nên cha mẹ cần phải thiết kế một chương trình học vừa hấp dẫn vừa sinh động thu hút sự chú ý của trẻ. Trong giai đoạn này sự chú ý của trẻ sẽ tập trung vào các hình ảnh  nhiều màu sắc nên các tiết học phải thực sự trực quan. Âm thanh cũng là yếu tố giúp thu hút trẻ do đó các bạn có thể lồng ghép vào trong bài học. 

Khuyến khích cho trẻ học toán tư duy tính nhẩm

Việc học toán tư duy vào thời điểm này được xem là rất phù hợp và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vì trong giai đoạn này, não bộ của trẻ đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất có khả năng học tập, tìm tòi và nghiên cứu cũng đòi hỏi cao hơn hẳn. Do đó, việc cho bé học toán tư duy sẽ giúp gia tăng nhận thức, tăng cường khả năng ghi nhớ và phát triển não bộ một cách toàn diện. 

Các bạn có thể tham khảo cho con học toán tư duy tính nhẩm Sorotouch đến từ Nhật Bản. Sorotouch được phát triển dựa trên phương pháp tính nhẩm bằng bàn tính cổ Soroban và được cải tiến để học hoàn toàn trên hệ điều hành iPad mang đến hiệu quả nhanh gấp 6,2 lần so với phương pháp tính nhẩm thông thường.

 

Khi học toán tư duy tính nhẩm Sorotouch, trẻ em sẽ không chỉ tư duy tính nhẩm dựa trên con số mà trẻ còn tính nhẩm bằng cách tưởng tượng ra bàn tính trong đầu. Tư duy hình ảnh kết hợp với mắt nhìn, tai nghe và hai tay gõ sẽ giúp phát triển cân bằng hai bán cầu não của trẻ. Từ đó kích thích sự phát triển não bộ toàn diện ở trẻ. 

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ một số thông tin chi tiết về đặc điểm phát triển tư duy của trẻ 5 tuổi. Hy vọng từ những thông tin chi tiết này sẽ giúp cho các bạn có thể tìm ra phương pháp phát triển tiềm năng trẻ một cách hiệu quả nhất!

 

TIN TỨC LIÊN QUAN